4 Chiến lược quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để xây dựng tương lai tài chính bền vững

vananh0909

Thành viên
Tham gia
21/12/2023
Bài viết
1
Trong những năm gần đây, đã có nhiều bài viết về quản tài chính cá nhân—một chủ đề vẫn còn khá xa lạ với nhiều người bởi những con số và thuật ngữ tài chính phức tạp. Tuy nhiên việc quản lý tài chính đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi người , không chỉ ở những khía cạnh trực tiếp liên quan đến tiền bạc.

Trong khi đó, đa phần các tài liệu viết về đề tài này tập trung chủ yếu vào các con số như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, và đầu tư, hoặc mục tiêu cuối cùng của tiền bạc như tự chủ tài chính và thịnh vượng, bài viết này đặt tập trung vào cách quản lý tài chính chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là gì?​

Tài chính cá nhân là những những yếu tố có liên quan tới việc quản lý, sử dụng, hạch toán tiền của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có một mục tiêu tài chính và những vấn tài chính cá nhân khác nhau. Do đó mà thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tích lũy… của mỗi người là khác nhau.

Quản lý tài chính cá nhân?​

Quản lý: là công việc mà người đứng đầu hoặc chủ thể sẽ đứng ra đưa kế hoạch, chỉ đạo, sắp xếp công việc cho người khác thực hiện sao cho đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.

Tài chính cá nhân: là tài sản của một cá nhân hoặc gia đình (bao gồm các loại tài sản, thu nhập, bảo hiểm và tiết kiệm…)

[caption id="attachment_22396" align="aligncenter" width="600"]
Quản lý tài chính cá nhân là điều mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay

Quản lý tài chính cá nhân là điều mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay
Quản lý tài chính cá nhân là việc mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để kiểm soát và lên kế hoạch cho tình hình tài chính của mình hoặc gia đình, tận dụng tối đa tài sản đang có để mang lại thu nhập và lập kế hoạch cho tương lai.

Quản lý tài chính cá nhân nói một cách đơn giản là xem những mục chi tiêu, tiết kiệm và thu nhập hiện tại của mỗi người đã phù hợp hay chưa. Biết cách chi tiêu cũng đồng nghĩa với việc biết sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả, từ đó có được một cuộc sống thoải mái hơn, tránh phải những rủi ro tài chính không đáng có.

Vai trò của quản lý tài chính cá nhân

1. Mang lại cuộc sống ổn định

Việc quản lý tốt sẽ giúp bạn có kế hoạch quản lý những khoản chi tiêu. Từ đó đảm bảo cân bằng được tài chính, chi tiêu biết cách đầu tư và tiết kiệm tiền một cách hợp lý.

2. Có nguồn ngân sách dự bị sẵn trong tương lai

Như chúng ta đã biết, quản lý tốt ngân sách tốt để mục tiêu hướng tới tự do , độc lập tài chính trong tương lai. Một trong những lợi thế lớn nhất của việc quản lý tài chính thông minh là biết cách đầu tư và tiết kiệm từ sớm.

Việc quản lý tài chính cá nhân không chỉ dành cho những người đã đi làm, bên cạnh đó quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng không chỉ giúp sinh viên duy trì cuộc sống học tập mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.

3. Chủ động trong mọi vấn đề về tài chính

Một khoản dự phòng tốt sẽ giúp bạn tự tin đưa ra những quyết định tài chính. Chủ động trong những trường hợp khẩn như sức khỏe, tai nạn… Do đó, muốn không bị ảnh hưởng khi đưa ra những quyết định quan trọng thì việc quản lý và xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết.

Chủ động tài chính

Quản lý tài chính cá nhân chủ động trong mọi quyết định liên quan tới tài chính
4. Đảm bảo thực hiện các dự định tương lai

Việc mua nhà, mua xe cần phải có một khoản tài chính đủ lớn và đó cũng là mục tiêu lớn trong đời của nhiều người. Kế hoạch mua nhà, mua xe có thể phải được lên trước đó vài năm hay vài chục năm.

Có những người có kế hoạch đúng đắn thì thời gian để mua được nhà hay mua được xe sẽ ngắn, có những người không có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cụ thể thì thời gian để thực hiện được mục tiêu này sẽ dài hơn và có thể không thực hiện được.

5. Nâng cao mức sống

Việc chi tiêu đúng đắn sẽ giúp bạn nâng cao mức sống cá nhân, gia tăng tài sản và ổn định mọi mặt của cuộc sống. Khi bạn đã không còn phụ thuộc vào tiền thì bạn sẽ có thể đầu tư vào những thứ tốt nhất, phù hợp nhất cho bản thân, có điều kiện thỏa mãn những sở thích cũng như nhu cầu bản thân ở một mức sống cao hơn. Chính vì vậy quản lý tài chính tài chính cá nhân giúp nâng cao mức sống một cách hiệu quả

6. Hạn chế những khoản nợ

Nợ không phải là vấn đề nghiệm trọng, tuy nhiên việc kiểm soát nợ làm sao cho không ảnh hưởng tới tài chính là vấn đề mà ai cũng quan tâm. Để hạn chế những khoản nợ thì bạn cần phải áp dụng những cách kỹ năng quản lý tài chính cá nhân sao cho phù hợp.

Quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới tài chính của mỗi cá nhân

Cách quản lý tài chính chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng

I. Cách quản lý chi tiêu cá nhân

1. Quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 6 cái lọ

Lọ 1: Quỹ nhu cầu thiết yếu 55%: Mục đích của việc kiếm tiền đó là làm cho cuộc sống thoải mái, hạnh phúc vì vậy mà đừng bao giờ bỏ quên hiện tại chỉ nghĩ tới tương lai.

Các nhu cầu thiết yếu hàng ngày được phục vụ đầy đủ thì mới có động lực, sức khỏe để cố gắng cho tương lai.

Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn 10%: Dành cho những dự định đã lên cho tương lai hoặc các trường hợp bất chợt xảy ra như ốm đau, bệnh tật.

Lọ 3: Quỹ giáo dục 5%: Càng có nhiều kiến thức thì càng thành công vì vậy mà việc bổ sung, nâng cao kiến thức chưa bao giờ là đủ. Quỹ này có thể sử dụng để đầu tư cho việc học thêm các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm mà bạn thấy cần thiết.

Lọ 4: Quỹ hưởng thụ 10%: Đây là quỹ dành cho chính bản thân bạn vì những nỗ lực, vất vả mà bạn bỏ ra. Hãy dùng số tiền này tự thưởng cho mình để cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn như 1 bộ quần áo đẹp, 1 gói spa, 1 chuyến du lịch…

Lọ 5: Quỹ tự do tài chính 10%: Một số tiền dành riêng cho những dự định, mục tiêu trong tương lai. Quỹ này có thể được dùng bất kỳ lúc nào bạn muốn. Nguồn quỹ này cũng có thể được mang đi đầu tư, khi đạt được sự ổn định, cuộc sống dư dả, quỹ này có thể giúp bạn nghỉ hưu sớm.

Lọ 6: Quỹ từ thiện 10%: Cho đi cũng là một cách để nhận lại về niềm vui và hạnh phúc. Quỹ này được lập ra để bạn có một khoản có thể giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc là tham gia các hoạt động từ thiện…

Quy tắc 6 chiếc lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân

2. Phương pháp 50/30/20

Phương pháp 50/30/20 là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi có tính thực tế cao. Nguyên tắc này dựa trên việc chia thu nhập hàng tháng ra làm 3 phần với tỉ trọng lần lượt là 50%, 30%, 20%.

Trong đó:
50% thu nhập dùng chi tiêu cho các chi phí cố định: nhà cửa, ăn uống, đi lại… Đây là các chi phí cố định hàng tháng, nên ghi lại trong mục chi tiêu để tối ưu các loại chi phí trong 50% số tiền bạn kiếm được.

30% thu nhập dùng cho chi phí sinh hoạt: Gồm các chi phí: mua sắn, giải trí, ngoại giao và các chi phí phát sinh. Đây là những chi phí sẽ không cố định nên là có thể cân nhắc đưa ra 1 mức trung bình cho các tháng hoặc giảm xuống mức thấp nhất có thể.

20% thu nhập còn lại để tiết kiệm: Khoản tiền này sẽ giúp tránh khỏi các rủi ro bất ngờ nên có trong kế hoạch tài chính của mỗi người.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 được áp dụng rất hiệu quả

3. Không chi tiêu nhiều hơn số tiền nhận được

Đây là một trong những quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà bạn nên tham khảo và áp dụng trong cuộc sống của mình: Không mua những sản phẩm tiêu sản lớn hơn 10% tổng tài sản bạn đang có, bởi vì các sản phẩm tiêu sản là những thứ không mang lại giá trị lâu dài, mà còn giảm đi theo thời gian.

Nếu thu nhập đang có ở mức trung bình, hãy cố gắng không chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được để tránh lâm vào cảnh nợ nần. Đừng cố gắng trở lên giàu có mà hãy thực sự giàu có bằng kế hoạch tài chính cụ thể.

4. Sử dụng ví trả sau

Là sản phẩm tín dụng online quốc dân, Ví Trả Sau cho cung cấp hàng loạt các tiện ích để quản lý và chi tiêu hiệu quả với lịch sử chi tiêu được cập nhật hằng tháng tương ứng với từng loại dịch vụ, tính năng chuyển đổi trả góp và thanh toán tối thiểu để bạn chủ động chia nhỏ khoản vay cũng như linh hoạt thời gian chi trả.



II. Các kênh đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả

1. Gửi tiết kiệm lãi suất kép ở các ngân hàng: Một trong những ưu điểm nổi trội mà hình thức này sở hữu hơn bất kỳ kênh đầu tư nào khác đó chính là thanh khoản nhanh và hoàn toàn do bạn quyết định.

Lãi suất kép là khi bạn giữ nguyên cả gốc và lãi để gia tăng các kỳ hạn gửi tiền trong thời gian dài. Tuy nhiên hình thức này sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy nhiên, đây vẫn là 1 kênh đầu tư an toàn, sinh lời và linh hoạt, vì vậy cùng với số vốn đang có và kết hợp với kế hoạch tài chính của bản thân để tham gia 1 phần.

2. Đầu tư vàng: Đây là một kênh đầu tư có tuổi đời lâu nhưng không lỗi thời. Sở hữu ưu điểm nổi trội là tính thanh khoản cao, có xu hướng tăng theo thời gian và phù hợp với nhiều nhà đầu tư.
Đầu tư vàng bằng số vốn nhàn rỗi thì không bao giờ sợ lỗ. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức đầu tư này nằm ở việc bảo quản vàng vật lý, nếu như gửi ở tủ bảo mật của ngân hàng thì bạn sẽ mất thêm chi phí bảo quản.

3. Tham gia bảo hiểm nhân thọ: Ngoài việc hạn chế tổn thất xảy ra trong cuộc sống thì bảo hiểm còn có thể tham gia để tăng tài sản. Với mục đích gia tăng tài sản thì bạn nên lựa chọn gói bảo hiểm thiên về đầu tư hơn sức khỏe.

4. Tham gia đầu tư chứng khoán: Đây là kênh đầu tư thu hút được nhiều người có am hiểu về tài chính, kinh tế và có khả năng nắm bắt thị trường nhanh. Bạn có thể tự đầu tư hoặc là thông qua các quỹ, các công ty tài chính.Với số vốn bỏ ra cũng không nhiều (từ 3 – 5 triệu) là có thể mở tài khoản và tham gia đầu tư. Tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi nhà đầu tư có lượng kiến thức nhất định và kế hoạch tài chính để tránh bị thua lỗ.

5. Đầu tư trái phiếu: Đây cũng là một trong những kênh đầu tư an toàn bởi trái phiếu không bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động kinh doanh của công ty. Trái phiếu còn có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm, vì vậy nhiều người lựa chọn loại hình này thay vì gửi ngân hàng.

6. Đầu tư vào các quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là quỹ được lập ra để các nhà đầu tư góp vốn cùng đầu tư và được vận hành bởi các công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Kênh đầu tư này phù hợp với nhiều đối tượng bởi không yêu cầu kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên nhược điểm của kênh đầu tư này là yêu cầu có một số vốn ban đầu khá lớn từ vài chục đến vài trăm triệu.

7. Đầu tư bất động sản: Đây là một loại hình đầu tư nhiều người quan tâm nhưng lại có tâm lý cần nhiều tiền, song hiện nay có nhiều kênh đầu tư hàng hóa này mà không cần yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ vốn lớn.Vì dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nhà tăng mạnh vì thế bất động sản theo thời gian cũng leo thang là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, đây là kênh đầu tư có tính thanh khoản thấp hơn so với cổ phiếu, vì vậy cần cân nhắc và có kế hoạch tài chính kỹ trước khi quyết định đầu tư.

8. Đầu tư vào ngoại tệ: Thị trường ngoại tệ là kênh đầu tư không còn xa lạ, nhà đầu tư dựa vào sự chênh lệch giá của các đồng tiền trên thế giới để kiếm lời. Kênh đầu tư này có ưu điểm là tính thanh khoản cao, chuyển đổi tiền mặt nhanh chóng.

9. Đầu tư tiền mã hóa đang có giá trị thấp: Tiền ảo là loại sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân có thể mang lại cho nhà đầu tư lợi suất 100 lần và cũng khiến nhà đầu tư mất hết tài khoản bất cứ lúc nào. Nếu muốn đầu tư tiền ảo bạn nên hiểu rõ người đứng sau các mã tiền ảo là ai và lịch sử tồn tại của đồng tiền đó như thế nào để hạn chế rủi ro trong việc quản lý tài chính cá nhân.

10.Đầu tư vào bản thân: Đây là sự lựa chọn đầu tư nên được xếp thứ tự đầu tiên. Bạn có thể đầu tư kiến thức cho mình để có đủ hiểu biết kiểm soát được và quản lý tài chính cá nhân của bản thân chi tiêu sao cho hợp lý, lựa chọn kênh đầu tư khôn ngoan để mang lại nguồn thu nhập tốt.

Kết luận

Việc quản lý tài chính cá nhân không có nghĩa là bạn phải chi tiêu tằn tiện, khiến bản thân sống thiếu thốn, khổ sở. Mà bạn cần phải lên những kế hoạch tài chính, phương án phân bố chi tiêu hợp lý như một khoản chi hằng ngày, khoản để tiết kiệm, khoản để tự thưởng cho bản thân... Có thể nói việc lập bảng kế hoạch tài chính giúp bạn có thể chủ động trong việc chi tiêu hợp lý và hiệu quả hơn.
 
×
Quay lại
Top