Vai trò của giáo dục qua truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh

NguyễnViếtHoàngYên

Well,....
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/11/2021
Bài viết
61
Muốn xây dựng đất nước, trước hết phải phát triển giáo dục. Muốn trị nước phải trọng dụng người tài. – Chiếu Lập Học. Câu nói đã khẳng định vai trò của nhà trường trong cuộc đời không chỉ của mỗi con người mà còn đối với một quốc gia, và điều đó càng được thể hiện rõ hơn qua văn bản “TĐH” với dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học với những cảm xúc trong sáng, hồi hộp, bỡ ngỡ. Văn bản đã giúp chúng ta hiểu được vai trò to lớn của nhà trường, cho thấy trường là nơi chuẩn bị cho học sinh những hành trang cần thiết trước khi bước ra xã hội. Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia. Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm được ưu tiên hơn cả. Nhà trường có một vai trò hệ trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là những kiến thức có độ chính xác cao, được chọn lọc kĩ lưỡng, có định hướng rõ ràng và được truyền thụ, giảng dạy bằng những giáo viên có trình độ chuyện môn, tận tâm, yêu nghề và luôn đặt chất lượng giảng dạy lên hàng đầu, có ý thức nâng cao chuyên môn. Không những thế, những người làm nghề giáo còn như những người cha, người mẹ thứ hai, là ngọn hải đăng soi đường dẫn lối để mỗi học sinh bước đi trên con đường đúng đắn. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, giữa vô vàn những nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, giúp học sinh chắt lọc được thông tin để không sa vào những thông tin trôi nổi không rõ xuất xứ trên mạng xã hội, từ đó giúp tạo ra những nhân tài cho đất nước, phục vụ vào quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục về tinh thần, phẩm chất, đạo đức. Hegel đã từng nói “Giáo dục là nghệ thuật để biến con người trở thành người có đạo đức”, giáo dục không chỉ để học sinh có kiến thức mà còn biết cách sống, ứng nhân xử thế để trở thành một phần của xã hội văn minh.
Nhà trường là nơi hội tụ của tinh hoa tri thức, là nơi xây đắp nên những lối sống, những nét ứng xử đẹp và những tình cảm cao đẹp: tình thầy trò, lòng vị tha, lòng biết ơn, cũng là nơi chứng kiến học sinh trưởng thành, trải qua đủ mọi những cung bậc cảm xúc khác nhau, là nơi mà người học sinh đã từng bước hoàn thiện phẩm chất của bản thân. Mặt khác, trường học cũng là nơi chắp cho học sinh đôi cánh để bay lên trời cao, dạy cho học sinh cách mơ ước và thực hiện mơ ước, dạy cho học sinh cách để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Song, nhắc tới thành công mà nhà trường góp phần tạo nên, những tấm gương về học tập, chúng ta không thể không nhắc tới “cậu bé vàng của làng Toán học Việt Nam” Lê Bá Khánh Trình. Ông là một trong 5 học sinh VN được chọn tham gia duộc thi IMO ở London năm một nghìn chín trăm bảy mươi chín, khi đó ông là học sinh tại lớp chuyên toán trường QHH. Ông đã đoạt giải nhất với số điểm 42/40 đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này, và là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế tính đến nay. Sau kỳ thi trên, ông theo học tại khoa Toán trường Đại học Lô-mô-nô-xốp ở Mát-xco-va. Ông đã được Giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Andrei Aleksandrovich Gonchar hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp và sau đó làm luận án tiến sĩ. Hiện nay, ông phụ trách đào tạo học sinh đội tuyển toán của Trường phổ thông Năng khiếu và tiếp tục có những cống hiến đối với nền toán học Việt Nam. Thế nhưng, trong một xã hội hiện đại nơi mà vai trò của giáo dục được đề cao hơn bao giờ hết, vẫn còn những thành phần học sinh cá biệt có thái độ bất hợp tác với giáo viên, cư xử thiếu chuẩn mực, ăn nói không phù hợp với thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân cũng như danh tiếng của nhà trường. Ngoài ra, cũng có những học sinh lười biếng, không chịu khó học tập mà chây ì, mặc kệ những lời khuyên ngăn của thầy cô, cha mẹ. Những hành động, nét ứng xử ấy cần phải bị phê phán và có biện pháp trừng trị, bởi lẽ “thói xấu nhất là sự buông tuồng, kẻ thù nguy hiểm nhất là sự ngu dốt” (Ngạn ngữ Nhật Bản). Ngoài ra, Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhìn chung, qua truyện ngắn “Tôi đi học” chúng ta đã cảm nhận được vai trò của nhà trường là vô cùng quan trọng, giúp mở ra tương lai tươi sáng cho học sinh. Như ngạn ngữ Nga đã nói “rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt”. Nhà trường chính là ngôi nhà thứ hai của mỗi chúng ta, là nơi đã khắc sâu vào trong tiềm thức và là một phần kí ức đáng nhớ của tuổi thơ.
 
×
Quay lại
Top